Tranh cãi Hữu Thỉnh

  • Ngày 30 tháng 11 năm 2006, trong lễ trao giải thưởng và lễ kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hữu Thỉnh đã "xin miễn nhận giải thưởng" của chính Hội Nhà văn mà ông đang là chủ tịch, cho tập thơ Thương lượng với thời gian được ông viết trong hơn 10 năm[3][4], đồng thời cũng từ chối giải thích lý do.
  • Hữu Thỉnh cũng là người bị phê phán mạnh mẽ trong cuốn hồi ký được cho là bị đưa lên mạng Internet một cách bất hợp pháp (do chưa được tác giả hồi ký cho phép) của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh. Trong tác phẩm này, Hữu Thỉnh bị miêu tả là một người cơ hội chủ nghĩa và nhiều thủ đoạn.

Vụ các nhà văn bỏ hội vào tháng 5 năm 2015

Hội trưởng Hội nhà văn Việt Nam Nguyễn Hữu Thỉnh bị cho là phải chịu trách nhiệm việc các nhà văn rời bỏ hội vào tháng 5 năm 2015. Mặc Lâm, biên tập RFA, cho là ông "âm thầm tạo một hàng rào vững chãi chống lại mọi giá trị mà một nhà văn phải có."[5] Nhà thơ Ý Nhi nói về lý do, bà đã chính thức gửi đơn rút tên ra khỏi hội vào năm 2002: "tôi bất tín nhiệm Tổng thư ký, tôi cảm thấy anh Hữu Thỉnh là người không trung thực cho nên chữ tôi dùng “Biến hình trùng” là cái chữ chính xác của một nhà thơ Hà Nội nói về anh là đúng, tức là người nay nói tròn mai nói méo, mốt nói dài làm mình có cảm giác một người như thế mà lãnh đạo một cái hội mà mình tham gia thì tôi thấy nó xúc phạm tới cá nhân mình."[5]